Friday, June 21, 2013

Sau 20 Năm Bài Hát Được Hồi Sinh

Trong năm 2013 tôi có viết hai bài giới thiệu 3 bản Phật ca của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên sáng tác cách đây 22 năm tại hải ngoại.  Bài viết thứ 2 chuyên sâu hơn, nói rõ lý do hình thành 3 bản Phật ca của thiên tài âm nhạc Ngô Thụy Miên mà hầu hết người Việt Nam trong và ngoài nước chỉ biết đến là một nhạc sĩ sáng tác tình ca. Bài này được đăng trên tuần báo Giác Ngộ số Phật đản năm 2013 vừa qua.

Tình cờ vào Giác Ngộ Online xem tin tức Phật giáo nước nhà, trong bài tường thuật đêm văn nghệ tưởng niệm 50 năm Bồ-tát Thích Quảng Đức, giữa nhiều tấm hình ghi lại tiết mục trình diễn, có tấm ghi “Em đi lễ chùa” của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên (video bên dưới). 

Hình ảnh cô gái trong tà áo lam đứng hát giữa các em Oanh vũ nữ trong Gia đình Phật tử làm tôi giật mình, tràn đầy xúc cảm khi thấy giống hình ảnh 20 năm về trước tại Hoa Kỳ. Cũng bối cảnh ấy, cũng bài ca ấy được hát tràn đầy tâm đạo nhưng đâu đó có chút bồi hồi tình người viễn xứ.

Tôi thật sự xúc động và vui mừng khi nhìn thấy sau 20 năm bài nhạc chìm vào quên lãng nay được hồi sinh trên quê hương trong một chương trình văn nghệ Phật giáo hoành tráng. Niềm mơ ước của tôi được bày tỏ qua hai bài viết nay đã thành hiện thực. Bản Phật ca của một nhạc sĩ tài ba có cuộc sống âm thầm lặng lẽ, được sáng tác từ bối cảnh ngôi chùa nhỏ hải ngoại nay đã trở về quê mẹ, hoà cùng tiếng hát Phật tử quê nhà…



Từ một tấm hình, mày mò trong mạng xã hội để tìm các nhân vật giúp bài hát được hồi sinh, trải qua nhiều tin nhắn, e-mail, điện thoại, tôi được biết:
  • Tiến sĩ Cao Huy Thuần, giáo sư đại học Picardie Pháp. Giáo sư đã đề nghị, vận động bài nhạc “Em đi lễ chùa” vào chương trình văn nghệ Phật đản tại Huế vì nhận thấy đây là bài hát rất chân thật, thiền vị, rất mới đối với quê nhà.
  • Đại đức Thích Không Nhiên - chùa Hải Đức Huế, một vị thầy trẻ uyên thâm. Từ lời đề nghị của Giáo sư Cao Huy Thuần, Đại đức đã vận động các nhạc sĩ tại Huế phối khí hòa âm cho bài nhạc.
  • Nhạc sĩ Đặng Ngọc Phú Hoà và Việt Dũng của cố đô Huế đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu, thử nghiệm phối khí hoà âm để tạo ra bản đệm-beat làm nền tảng đệm nhạc cho ca sĩ trình bày.
  • Đại đức Thích Pháp Đăng, người điều phối và trách nhiệm cho chương trình văn nghệ tưởng niệm 50 năm Bồ-tát Quảng Đức, đã vận động hướng dẫn ca sĩ, Gia đình Phật tử Nha Trang trình diễn thành công bài Em đlễ chùa từ bản hoà âm do nhạc sĩ Phú Hoà và Việt Dũng tạo dựng.  
  • Gia đình Phật tử Nha Trang, giọng ca Bích Loan đã phối hợp trình bày bản nhạc  thành công tốt đẹp. Đồng thời nhiều chư Tăng Ni và Phật tử khác đã góp nhiều công sức.
Là người ước ao bản Phật ca được phổ biến tại quê nhà, tôi xin mạn phép ghi lại những điều trên, cùng chia sẻ niềm vui, niềm xúc cảm và lòng biết ơn khi thấy điều mong ước trở thành sự thật.  


Huyền Lam - Mùa Phật Đản 2013

Tuesday, June 4, 2013

Thêm Một Đoá Sen Phương Trời Xa

Thượng tọa Nguyên Kim năm nay đã ngoài 70 tuổi. Có lẽ thầy là một trong số ít vị sư Việt Nam thỉnh thoảng hoằng pháp chung cùng sư Hoa Kỳ tại các trại tù, trung tâm xã hội. Nhờ những mối tình đạo ấy, quý sư đã giúp khá nhiều người Hoa Kỳ quy y, trong đó có vài vị quyết định xuất gia.

Đầu tháng 5-2013, thầy Nguyên Kim gởi tin nhắn cho biết sẽ đến ngôi chùa Việt Nam tại thị trấn nhỏ thuộc tiểu bang Washington để cùng quý sư Hoa Kỳ làm lễ xuất gia cho một Phật tử. Thầy nhờ tôi đến hỗ trợ, sắp xếp Phật đường vì ngôi chùa ở chốn hẻo lánh, rất ít Phật tử Việt. 

Đến hẹn, tôi lái xe tới chùa, bãi xe trống vắng, bên trong hậu liêu có hai phụ nữ Hoa Kỳ nét mặt tinh khiết, thanh tao. Một người đã xuống tóc, chỉ để lại chùm tóc nhỏ, có tên Abby Layton. Bà ta là giáo sư trị liệu tâm lý, từng tu học và hành trì nhiều năm Phật giáo Kim cang thừa (Vajrayana) với trên 20 năm dạy thiền. Abby có nụ cười thân thiện, nét mặt rạng rỡ làm người đối diện luôn cảm thấy gần gũi, vui tươi. Người phụ nữ kia - Kellyjoy, là học trò đồng thời là bạn thâm giao của Abby. Giống như thầy của mình, Kellyjoy rất thanh thoát, nhẹ nhàng, đem lại an lạc cho người tiếp xúc. Cô ta trông như người hành trì thiền chánh niệm lâu năm.

Sắp xếp Phật đường xong, ngồi trò chuyện hai người dăm phút thì chư Tăng Hoa Kỳ lẫn Việt Nam đồng đến chùa. Quan khách dự lễ xuất gia cũng đến một lượt, số lượng rất khiêm tốn, vì buổi lễ được tổ chức giới hạn trong phạm vi thân quyến, bằng hữu thâm tình.

Sư Hoa Kỳ Thích Minh Tịnh (Kozen Sampson) đã hơn 40 tuổi đạo, từng thọ giáo cố Hòa thượng Thích Thiên Ân, cùng thầy Thích Nguyên Kim đồng chủ trì cho lễ xuất gia với sự hỗ trợ của 2 sư Hoa Kỳ và 2 sư Việt Nam. Phần nghi lễ hầu hết được thực hiện bằng Anh ngữ, bao gồm cả phần xướng, tụng, đọc giới luật do quý sư Hoa Kỳ đảm trách.
Chư tăng cử hành lễ xuất gia - đọc giới luật và Abby thọ nhận
Buổi lễ tuy đơn giản nhưng diễn ra rất trang nghiêm, ấm cúng, cảm động. Một số quan khách đã rơi nước mắt khi nghe thầy Minh Tịnh (Kozen) đọc giới luật và Abby thọ nhận, nhất là khi chứng kiến thầy Nguyên Kim cạo chùm tóc cuối cùng. Kể từ đây Abby có tên xuất gia là Thích nữ Minh Tánh theo truyền thống Phật giáo Việt Nam.

Phật tử Hoa Kỳ đã có buổi tiệc bánh ngọt nho nhỏ để chúc mừng cô Minh Tánh gia nhập Tăng đoàn, đồng thời trao tặng quà kỷ niệm trong ngày trọng đại này.
Cô Minh Tánh và Kellyjoy hát tặng Phật tử tham dự 

Buổi tiệc bánh nho nhỏ và qùa lưu niệm
Khi được hỏi về người thầy “Abby” trước đây của mình, cô Kellyjoy chia sẻ: “Abby là người có tâm tỉnh thức, đầy thương yêu, trí tuệ mà tôi được tiếp xúc. Abby thật sự làm tất cả người đối diện cảm được yêu thương và đón nhận. Tôi chưa bao giờ gặp được ai có trái tim vô biên như thế. Đây là điều tuyệt vời dạy về tình thương đích thực. Tâm từ và tình thương bao la của Abby đã khích lệ tôi. Đó là lý do tôi thường suy nghiệm và gặp Abby. Tôi nghĩ làm người gương mẫu rất quan trọng, và Abby là gương mẫu cho nhiều, rất nhiều người”.

Tác giả xin phép cô Minh Tánh (Abby) làm một cuộc phỏng vấn nhỏ nhằm chia sẻ cùng Phật tử tại Việt Nam và được cô hoan hỷ đồng ý.

Thưa, lần đầu tiên cô tiếp xúc đạo Phật là khi nào?


Co Kellyjoy - học trò, đồng thời bạn thâm niên của cô Minh Tánh
- Lần đầu tiên tiếp xúc đạo Phật là khi tôi 18 tuổi. Thiền sư Suzuki Soshi đến dạy tại Đại học Portland - tiểu bang Oregon. Rồi tôi bắt đầu hành trì từ đó đến nay.

Xin cô chia sẻ ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với đạo Phật?
Đây là một pháp sống mà tôi có thể theo. Tôi rất thích hợp với (đạo Phật) về phát triển tâm từ, tâm tỉnh thức, thấu hiểu tự tánh của tâm và những phiền não. Đồng thời dấn thân giúp đỡ chúng sanh, đây là điều tôi làm từ khi còn bé.

Trước khi xuất gia cô làm gì?
Tôi là giáo sư chuyên gia tâm lý tại thành phố Portland, Oregon khoảng 30 năm nay. Tôi đồng thời dạy thiền đã 15 năm. Tôi làm việc và dạy thiền cho cộng đồng người Do Thái rất nhiều năm. Tôi cũng thành lập chi hội Phật tử tại thành phố Brookings, Oregon khoảng 5 năm nay. Ngoài ra, tôi từng hành trì Phật giáo Kim cang thừa trong nhiều năm, học tập giáo pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Thiền tông Nhật Bản.

Điều gì đã khuyến khích cô quyết định thành người Phật tử và rồi xuất gia?
Ngay từ khi tôi còn rất bé cho đến hiện tại, tôi hành trì hai pháp nhà Phật. Pháp tỉnh thức, thực tập biết rõ tâm, nhìn sự việc trong sáng, thấu hiểu nguyên nhân phiền não. Pháp thực hành tình thương và phát triển tâm từ. Tình thương luôn được ứng dụng trong mọi tình huống để càng thương yêu chúng sanh hơn. Tôi luôn mơ ước được sống trong Tăng đoàn, khi mà đời sống gắn liền lời dạy và giáo luật của Đức Phật.

Thầy Nguyên Kim cũng khuyến khích tôi sao mãi làm người “mẫu giáo”. Tại sao không đi thêm bước nữa để nhận lãnh hạnh lành của bậc xuất gia, đồng thời đóng góp cho nhân sinh. Chính điều thầy nói đã khuyến khích tôi rất nhiều.

Bên cạnh đó, thầy Minh Tịnh (Kozen) là người tôi rất ngưỡng mộ. Thầy luôn chăm sóc, quan tâm ngay cả người bịnh tật có chí hướng xuất gia. Đây là điều động viên tôi rất lớn. Tôi nghĩ rằng trở thành một Ni cô sẽ giúp đời sống trở nên ý nghĩa hơn và giúp tôi đóng góp cho nhân sinh hiệu quả hơn.

Thưa cô, có nhiều trường phái, truyền thống Phật giáo, tất cả đều quan trọng và có cùng đích đến, xin được tò mò một chút: Điều gì đã khiến cô xuất gia theo truyền thống Phật giáo Việt Nam?
Những lời dạy đầy tình thương yêu và nhẹ nhàng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đi sâu vào trái tim và tâm hồn tôi. Đồng thời cộng đồng người Việt luôn niềm nở chào đón. Khi Phật tử thành phố Seattle (bang Washington) đến thăm, các chị thật dễ thương, thân tình, tôi thấy mình như đã là thành viên trong gia đình tử tế này.
Xin cô cho biết những dự tính sau khi xuất gia?
Tôi sẽ ngụ tại Trung tâm Thiền Adams bang Washington (dưới chân núi tuyết Adams có tên Việt là Tuyết Sơn thiền tự) như là một nơi thường trú Ni và sẽ tiếp tục giảng dạy Phật pháp, thiền và khai mở hạnh từ bi, đồng thời giúp đỡ cộng đồng địa phương. Ngoài ra, chúng tôi có một nông trại hoàn toàn hữu cơ (organic), nên tôi cũng sẽ trồng trọt chút đỉnh. Thêm vào đó, tôi giúp những người tìm tôi để tư vấn về vấn đề tâm lý.

Xin chân thành cảm ơn cô. Kính chúc cô thân tâm luôn an lạc, gặp nhiều thuận duyên trên con đường hoằng pháp lợi sanh


Đạo Phật hiện đang gặp nhiều thuận duyên tại phương Tây do giáo pháp nhà Phật đặt trọng tâm về lòng từ bi và khai mở trí tuệ. Người ngoại quốc khi trở thành Phật tử rất am tường giáo lý nhà Phật, bởi chính sự thông hiểu qua nghiên cứu mới khiến họ cảm phục, tự nguyện làm con nhà Phật. Khó có thể biết được bao nhiêu người Hoa Kỳ xuất gia, con số có thể trên cả ngàn. Một điều chắc chắn rằng, tổng số người Hoa Kỳ xuất gia đông hơn số người châu Á sinh ra tại Hoa Kỳ xuất gia. Hầu hết chư Tăng Ni gốc Á đều là người nhập cư.
Huyền Lam  - Giác Ngộ 695

Phần Anh Ng


A New Lotus In The Far Western Land


Ven Nguyen Kim is already a 73 year old person.  He is one of a few Vietnamese Buddhist monks doing  the dharma works with American sangha at prisons or social centers in the state of Washington.  Due to this relation, Thay Nguyen Kim and the sangha have helped quite a few Americans learned Buddhism, and a couple decided to receive ordination.

One day in the month of May 2013, Thay Nguyen Kim sent out a message that he and other rev. would come to a Vietnamese Buddhist Temple in a small town of Washington state to conduct ordination for a lady. He asked us to help preparing the facility for this event due to the temple was in a small town with not too many Vietnamese Buddhists.
When we arrived at the temple, the parking lot was very much empty.  There were two American ladies in the reception room, named Abby Layton and Kellyjoy.   Abby has her head almost shaved completely.   She is a psychotherapist with many years teaching meditation.  Abby has a very friendly smile with a cheerful face that would make everyone feeling warm and delightful.  Kellyjoy is Abby's student and close friend. Just like her teacher, Kelleyjoy was very pure and  peaceful.  She seems like a person has been practicing mindfulness meditation for many years.
Venerable Thích Minh Tịnh (Kozen Sampson) has been practicing Buddhist for more than 40 years and has been transmitted by the Zen Master Thich An Giao a student of Thich Thien An.  He together with Thay Thich Nguyen Kim and four other dhamar masters conducted the ordination ceremony.  Most of the ritual was done in English, including chanting, reading Dharma laws and taking vows.  
The ordination ceremony was simple but very spiritual, warm and touching.  Some of the guests had tears in their eyes when listening to Thay Kozen reading the ordination vows for Abby to accept them, especially when Thay Nguyen Kim shaved the last Abby's hair spot.  From now on, Abby has a new name Thích Nữ Minh Tánh (Thích = Sakya [Buddha last name], Nữ:  Female).  There was an after party after the ordination to congratulate Cô Minh Tánh joining the sangha.
When asked about her previous teacher "Abby", Kellyjoy shared:
"Abby is one of the most awake, loving, wise people I have ever encountered.  She truly makes everyone she meets feel loved and accepted.  I've never met anyone whose heart is that boundless.  It's an amazing thing to be taught how to truly love.    I aspire to have a generous, loving, kind heart like Abby has - so I think of her often and see her as much as I am able.  I think role models are very important, and she is a role model for many, many people."
With Cô Minh Tánh's permission, we conducted a short interview for Vietnamese Buddhist readers at home:
Q:  Dear Cô Minh Tánh,  when was your first encounter with Buddhism?
A:  My first encounter with Buddhism was when I was 18 years old.  Suzuki Roshi came to Portland State University and taught.  I have been practicing since.
Q:  May you please share with us your first impression with Buddhism?
A:  Here was a way of life that I could abide by.  Practicing loving kindness, and awakening to the nature of mind and suffering, suited me well.  And being dedicated to helping others, as I have done this since I was very young.
Q:  Dear cô Minh Tánh,  may you please tell us about your works before the ordination?
A:  I have been a psychotherapist in Portland, Oregon for thirty years.  I also taught meditation for fifteen years    I worked in the Jewish community, teaching for many years.  I started a sangha in Brookings, Or five years ago. Beside that,  I practiced Vajrayana Buddhism for many years,  studied Thich Nhat Hanh teachings, and also Zen teachings.
Q:  May you please let us know the main factors that encouraged you to become a Buddhist and then a nun?
A:  The two wings of Buddhist practice have been my life practices since I was very young. The wing of awareness, of getting to know the Mind, seeing clearly, understanding how suffering is created by the stories we tell ourselves. And the wing of loving kindness, and compassion.  Softening the heart in all situations, and loving more.
 Also, having a Sangha to live with, where our lives are held by the teachings of the Buddha has been a lifelong dream for me.   Thay Kim said to me,  " why are you staying in Kindergarten?  Why don't you receive the blessings of being a nun?"  This helped me make the decision to become a nun.
 Venerable Kozen has been an inspiration to me. He consistently showed care and concern, and allowed me to become a nun in his Temple even though I was sick.  This was inspiring.  I saw that I could live a life of goodness, more effectively as a nun.
There are many traditions and practices in Buddhism, they are all equally important  and reach the same goal.  May you share with us the reason you choose to receive the ordination in the Vietnamese tradition?
The teachings of Thich Nhat Hanh spoke deeply to my heart and mind.  The attention to loving kindness, and softening spoke to me.  Also, the Vietnamese community has been so welcoming.  When everyone visited from Seattle,  the women were so loving, and open and kind, that I felt I was with a kindred group of kindness.
Q:  May you tell us about your plan after ordination?
I will be living at Mt Adams Zen Center as a resident nun and teacher.  I help lead services, teach meditation and metta, and support the community here as needed.  We are also an organic humane farm, so I get to farm a little.  I help people that want to come talk with me.
A:  Is there anything you would like to say to the Buddhist followers in VN before we conclude?
You have a warm, deeply spiritual community.  Be so happy.  You have given me great blessings.  May you have many many blessings of love and peace.  Thank you for supporting the dharma.  Thank you for being my Sangha.
Thank you so much for sharing your story.  We hope one day you will be able to visit VN as Thay Kozen did.  The Vietnamese will be very excited and welcome you wholeheartedlỵ.  They would love to listen to you about your psychologist therapist and teaching meditation.  We wish you peace, happiness and always in harmony with the Buddha teaching.